Dưới đây là 5 mẹo tiết kiệm điện khi dùng điều hòa, máy lạnh của người Nhật :
1. Để chế độ quạt gió thổi tự động
Nhiều người dùng thường có thói quen điều chỉnh quạt gió thổi mạnh vào một hướng nhất định để lấy được nhiều hơi lạnh, nhưng làm như vậy sẽ gây lãng phí, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Do đó, trường hợp này bạn nên bật quạt thổi ở chế độ tự động, khi đó gió sẽ thổi lên – xuống, trái – phải đều khắp căn phòng và giúp tiết kiệm điện điều hòa vì công suất thổi tự động của quạt nhỏ hơn các chế độ khác.
2. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp
Tại Nhật Bản, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 27 đến 28 độ C. Nhiều người khẳng định khi bạn chỉ cần tăng 1 độ là điện tiêu thụ sẽ giảm 10%. Đối với Việt Nam, do vị trí địa lý khác biệt nên nhiệt độ phù hợp được khuyên dùng là 26 – 27 độ C.
3. Chọn đúng chế độ làm lạnh
Hầu hết các dòng điều hòa ở Nhật Bản đều có chế độ làm lạnh và chế độ làm sạch không khí. Một vài thiết bị hiện đại trong chế độ làm sạch không khí chia ra làm hai chế độ nhỏ là khử ẩm hâm nóng và hút ẩm nhẹ. Theo đánh giá, chế độ tốn điện nhất là khử ẩm hâm nóng, rồi đến làm lạnh và hút ẩm nhẹ. Vậy nên, ở điều kiện bình thường, bạn cần chọn chế độ hút ẩm nhẹ để tiết kiệm năng lượng.
Nếu đang sử dụng điều hòa nội địa Nhật Bản, bạn hãy thử áp dụng cách này để tiết kiệm chi phí điện năng cho điều hòa nhà mình.
4. Dùng tấm bạc cách nhiệt để che phủ dàn nóng
Một cách khác được người Nhật áp dụng để tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa đó là dùng tấm bạc cách nhiệt để che phủ dàn nóng, giúp dàn nóng của điều hòa không bị ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Việc làm này sẽ làm giảm nguy cơ dàn nóng ngưng hoạt động vì nhiệt độ ngoài trời quá cao, máy hoạt động quá tải và tất nhiên giúp sẽ tiết kiệm điện nữa.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể làm khung chống nóng bằng gỗ hoặc các vật liệu cách nhiệt khác tốt hơn. Chi phí để mua tấm bạc chống nhiệt khá rẻ mà lại có thể giúp tiết kiệm tiền điện của điều hòa từ 5% đến 10%.
5. Thường xuyên vệ sinh bộ phận lọc không khí
Theo khuyến cáo của người người Nhật, chúng ta nên vệ sinh lưới lọc không khí 1 – 2 lần một tuần để đảm bảo cho thiết bị hoạt động ổn định, làm giảm bớt gánh nặng công suất và từ đó sẽ tiết kiệm điện sử dụng hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít người thường để vài tháng, thậm chí cả năm mới vệ sinh, bảo trì máy và lưới lọc không khí. Thói quen này là một trong các nhân tố khiến tiền điện hàng tháng nhà bạn tăng vọt, bởi lẽ khi điều hòa bị bụi bám và tắc lại thì sẽ che mất luồng gió lạnh của điều hòa, và cần phải tốn nhiều thời gian hơn để làm mát căn phòng.
Lưới lọc được thiết kế để tháo lắp khá dễ dàng, nhưng tùy vào chất liệu cũng như khuyến cáo riêng của từng hãng mà bạn vệ sinh đúng cách để đảm bảo an toàn. Bạn cần lưu ý nên sử dụng nước lạnh để rửa và không được sấy vì có thể làm chúng biến dạng do không chịu được nhiệt độ cao. Khi phun nước rửa cũng chú ý phun mặt phải để những bụi bẩn rơi ra từ mặt trái của lưới lọc.
Chi phí thi công, lắp đặt điều hòa trung tâm là bao nhiêu? Đây là câu hỏi của rất nhiều khách hàng gửi tới Tuấn Sơn khi có nhu cầu lắp đặt điều hòa trung tâm cho biệt thư, chung cư, TTTM,… Cùng xem bài viết dưới đây để biết được chính xác cách tính […]
Hiện nay, rất nhiều các công trình nhà cao tầng, nhà ở, kinh doanh hay sản xuất đều gặp phải các vấn đề như không khí bị bí bách, không trong lành, thiếu nắng, thiếu gió,.. Chính vì vậy, việc thông gió tự nhiên để nâng cấp và đảm bảo chất lượng cuộc sống là […]
Điều hòa không khí đã và luôn là sản phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày, được lắp đặt trong nhà ở dân dụng, văn phòng – kinh doanh hoặc thậm chí là sản xuất. Việc lắp đặt dàn nóng từ đó cũng rất được quan tâm bởi chúng được lắp ngoài trời, […]
Dưới đây là 5 mẹo tiết kiệm điện khi dùng điều hòa, máy lạnh của người Nhật : 1. Để chế độ quạt gió thổi tự động Nhiều người dùng thường có thói quen điều chỉnh quạt gió thổi mạnh vào một hướng nhất định để lấy được nhiều hơi lạnh, nhưng làm như vậy […]
Ống đồnglà gì ? Ống đồng còn được nhiều người biết đến là “ống dẫn gas” Thiết bị này có nhiệm vị gẫn gas từ đầu lạnh đến đầu nóng và ngược lại. Đây là bộ phận quan trọng và không thể thiết trong quá trình lắp đặt và hoạt động của máy điều hoà. […]